Sinh ở Vinmec có tốt không? Đánh giá dịch vụ đẻ ở Vinmec

Bạn sắp sinh em bé? Bạn muốn tìm một nơi để chào đón em bé một cách tốt nhất, an toàn nhất, thoải mái nhất? Bạn nghe nói đến Bệnh viện quốc tế Vinmec? Và giờ trong đầu bạn hiện lên vô vàn câu hỏi chưa có lời giải đáp, chẳng hạn như:

  • Sinh ở Vinmec có tốt không? So sánh với các địa chỉ khác thì sao?
  • Những đánh giá dịch vụ đẻ ở Vinmec có tốt không?
  • Cách đặt mua dịch vụ sinh tại Vinmec như thế nào? Mức giá phải trả là bao nhiêu?
  • Dịch vụ đẻ không đau tại Vinmec là gì? Có thực sự không đau không?
  • Khi đi đẻ tại Vinmec cần mang theo những gì?
  • Dịch vụ chăm sóc ở đây ra sao?
  • Phòng đẻ, phòng bệnh, phòng vệ sinh, phòng chờ thế nào?
  • Đẻ thường, đẻ mổ bao lâu thì được ra viện?

Trong bài viết này hãy cùng mình tìm hiểu để trả lời các câu hỏi trên!

Vài điều bạn cần biết về Bệnh viện quốc tế Vinmec

Đẻ ở vinmec

Có lẽ bạn đã nghe rất nhiều mỹ từ dành cho bệnh viện này. Nào là: Đẹp và sang trọng không khác gì khách sạn nhiều sao, không gian sạch sẽ và thoáng mát hơn ở nhà, đi khám chữa bệnh mà như đi nghỉ v.v…

Vậy cái gì khiến cho nó được như vậy? Chỉ có một câu thôi: Vinmec là hệ thống Y tế tư nhân đầu tiên và cũng là duy nhất của Việt Nam đạt chuẩn bệnh viện quốc tế JCI. Hiểu một cách đơn nó là bệnh viện đủ tầm sánh vai với các bệnh hàng đầu trên thế giới.

Vậy JCI là gì?

Được thành lập vào năm 1994 bởi Joint Commission, JCI (Joint Commission International) xác định, đo lường và chia sẻ với hơn 100 quốc gia trên thế giới những thực hành tốt nhất trong quản lý chất lượng và an toàn người bệnh.

Bộ tiêu chuẩn JCI bao gồm các mục cụ thể sau:

8 nhóm tiêu chuẩn liên quan tới chăm sóc người bệnh, bao gồm:

  1. Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn người bệnh
  2. Tiếp cận và chăm sóc người bệnh liên tục
  3. Đánh giá người bệnh
  4. Chăm sóc người bệnh
  5. Quyền của người bệnh và gia đình
  6. Giáo dục người bệnh và gia đình
  7. Chăm sóc phẫu thuật và gây mê
  8. Quản lý và sử dụng thuốc.

6 nhóm tiêu chuẩn JCI liên quan tới quản lý bệnh viện, bao gồm:

  1. Quản lý chất lượng và an toàn người bệnh
  2. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn
  3. Quản lý và đảm bảo an toàn cơ sở vật chất hạ tầng
  4. Quản trị, lãnh đạo và định hướng
  5. Bằng cấp và đào tạo cán bộ nhân viên
  6. Quản lý thông tin.

Chính vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng phục vụ, tốc độ phục vụ cũng như trải nghiệm như đi “nghỉ dưỡng” tại đây.

Cách đăng ký dịch vụ sinh ở Vinmec

Nói thật với bạn mình viết phần này nó giống như kiểu dạy nhà giàu tiêu tiền! Để đăng ký dịch vụ đẻ ở Vinmec bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số tổng đài của bệnh viện Vinmec ở gần khu vực bạn sinh sống. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết địa chỉ và số điện thoại của các bệnh viện thuộc hệ thống Y tế Vinmec bằng cách truy cập vào link này.
Điểm khiến bạn hài lòng nhất chính là hệ thống điện thoại tổng đài của họ luôn có người túc trực 24/24. Kể cả bạn gọi vào nửa đêm để đặt lịch khám họ cũng sẽ tư vấn và đặt lịch cho bạn. Điều này không phải bệnh viện tư nhân nào cũng làm được, nếu bạn gọi ngoài giờ hành chính để đặt lịch khám hoặc gói dịch vụ khám chữa bệnh đại đa số sẽ nhận được câu trả lời: Mời anh/chị gọi lại vào giờ hành chính, giờ này chỉ làm cấp cứu. Nhưng với Vinmec thì khác, chỉ cần bạn có tiền, bạn muốn gì đều được!
Ngoài cách đặt dịch vụ qua việc gọi điện cho tổng đài, bạn có thể tham khảo các gói dịch vụ đẻ cũng như mức giá chi tiết tại trang thương mại điện tử Adayroi (cũng thuộc tập đoàn Vingroup)

Bạn vẫn còn đang phân vân không biết nên khám thai định kỳ ở đâu tốt? Những địa chỉ khám thai uy tín tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh? Nếu vậy hãy tham khảo ngay bài tư vấn: Khám thai ở đâu tốt? 5 địa chỉ khám thai tốt nhất Hà Nội, TP. HCM

Gói đẻ tại Vinmec bao gồm những gì?

Nếu bạn lựa chọn dịch vụ tại Bệnh viện quốc Vinmec Times City hoặc Central Park (2 bệnh viện đạt chuẩn quốc tế JCI) bạn sẽ nhận được các dịch vụ chăm sóc như sau:

Đẻ ở vinmec

Ngoài ra nếu bạn mua những gói dịch vụ thai sản tại Vinmec bạn sẽ được bác sĩ tư vấn chi tiết về các dấu hiệu chuyển dạ, dấu hiệu bất thường cũng như chuẩn bị tâm lý kỹ lưỡng trước khi sinh.

Bạn cũng sẽ được học các lớp tập huấn về cách rặn đẻ, cách chăm sóc, cách ăn uống và những kỹ năng cần thiết khi nuôi con bé.

Vậy dịch vụ đẻ không đau tại Vinmec là gì?

Khi sử dụng dịch vụ đẻ không đau, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê ngoài màng cứng cho bạn sau đó đưa thuốc tê vào. Lúc này bạn sẽ cảm thấy đỡ đau hơn hẳn so với khi không gây tê ngoài màng cứng. Nhìn chung đây là một tiến bộ lớn trong lĩnh vực Sản khoa hiện nay, nó giúp giai đoạn sinh em bé của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn khá nhiều.

Khi đi đẻ ở Vinmec cần mang theo những gì?

Bạn chỉ cần mang theo một chiếc áo ấm cho mẹ và một khắn quấn cho bé để sử dụng khi ra viện. Còn lại tất cả những vật dụng cần thiết khác bệnh viện đều chuẩn bị sẵn cho bạn. Tất cả đều có đầy đủ và là hàng chất lượng cao nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Dĩ nhiên nếu bạn muốn thì vẫn có thể mang đồ bạn đã chuẩn bị sẵn đi theo. Nhưng mình nghĩ là không cần thiết vì chỉ khiến mọi thứ bừa bộn hơn!

Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một số thứ sau:

  • Giấy tờ tùy thân của sản phụ:
    • Chứng minh nhân dân (bản gốc và photo)
    • Sổ hộ khẩu (bản gốc và photo)
  • Hồ sơ, các giấy tờ khi đi khám thai định kỳ. Những thông tin này sẽ giúp bạn sĩ đưa ra quyết định đúng và kịp thời cho mọi tình huống
  • Không nên ăn sáng để làm xét nghiệm máu. Bạn hãy mang theo đồ ăn nhẹ để khi làm xét nghiệm máu xong có thể ăn ngay để lấy sức
  • Nếu bạn có thẻ bảo hiểm của Vinmec thì hãy nhớ mang theo. Tham khảo các gói bảo hiểm thai sản của Vinmec

Đẻ ở vinmec

Dịch vụ chăm sóc, phòng đẻ, phòng bệnh ra sao?

Với mức chi phí có thể nói là rất rất cao như vậy, thứ mà bạn nhận được chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng:

  • Phòng đẻ riêng biệt, mỗi sản phụ một phòng. Bạn sẽ được chọn một người thân vào để động viên sản phụ trong khi đẻ. Thậm chí còn có cả phòng chờ dành riêng cho người nhà khi sản phụ đang vượt cạn.
  • Phòng bệnh đẹp như khách sạn, phòng vệ sinh cũng được tách riêng ngăn tắm và ngăn đi vệ sinh. Dĩ nhiên là cũng mỗi sản phụ một phòng và sẽ có một người được ở lại để chăm sóc bệnh nhân
  • Cơm cho sản phụ đầy đủ ngày 3 bữa, bạn nhớ liên hệ với điều dưỡng phòng để chọn được món mà bạn thích. Nếu người nhà muốn ăn cơm thì cũng có thể báo để đặt mua cùng luôn
  • Thời gian lưu viện với đẻ thường là 1 ngày, đẻ mổ là 4 ngày. Thời gian này sẽ được tính từ khi sản phụ được chuyển từ phòng đẻ/phòng mổ sang phòng điều trị nội trú.

Nhìn chung là không có gì để than phiền về chất lượng dịch vụ ở đây hết. Nó xứng đáng với số tiền mà bạn bỏ ra!
Trên đây là một số chia sẻ của mình về dịch vụ sinh ở Vinmec, mong rằng chúng có ích với bạn. Chúc bạn mẹ tròn con vuông, mọi sự như ý!

Gửi bình luận & đánh giá

Để lại bình luận

Reviewed
Logo